top of page
Ảnh của tác giảHữu Đạo

Báo cáo kinh tế Việt Nam năm 2023

Đã cập nhật: 13 thg 4

Hathaway Policy trân trọng giới thiệu "Báo cáo Kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2023". Báo cáo cung cấp cập nhật về các cân đối lớn của nền kinhBáo cáo cung cấp cập nhật về các cân đối lớn của nền kinh tế cũng như đưa ra một số nhận định tổng quan tế cũng như đưa ra một số nhận định tổng quan, bao gồm:


  • Nhóm tổng cầu

    • Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ghi nhận mức tuyệt đối ấn tượng, song tốc độ tăng trưởng còn khá khiêm tốn so với năm 2022 và giai đoạn trước Covid

    • Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng; FDI đăng ký có xu hướng cải thiện

    • Giải ngân vốn đầu tư công chậm và chưa có dấu hiệu cải thiện đáng kể

    • Kim ngạch xuất nhập khẩu đều giảm song nhập khẩu giảm mạnh hơn kéo theo xuất khẩu ròng ở mức cao kỷ lục

  • Nhóm tổng cung

    • Môi trường SXKD trầm lắng; DN có tâm lý bi quan; nhiều DN lớn gặp khó khăn, đơn hàng sụt giảm, sản xuất cầm chừng, không có ý định đầu tư mở rộng SX, KD; sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến, chế tạo gặp nhiều khó khăn

    • Tình trạng đóng băng của thị trường BĐS chưa có cải thiện; các nguồn tài nguyên hoặc đang trong tình trạng khai thác quá đà; hoặc đang trong tình trạng chưa thể khai khác sử dụng được (năng lượng gió, mặt trời)…

    • TTLĐ vận hành chưa hiệu quả, kết nối cung cầu lao động mang tính chất cục bộ, rời rạc; LĐ PCT còn lớn; trình độ lao động thấp


  • 05 thách thức đặc thù trong năm 2024

    • Thuế tối thiểu toàn cầu ở mức 15% được áp dụng có thể tác động sâu sắc đến việc thu hút các dự án FDI quy mô lớn và giữ chân các dự án hiện có (do khả năng vô hiệu hóa hầu hết các thuế ưu đãi hiện hành)

    • Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBMA) và các loại thuế môi trường liên quan yêu cầu mới khắt khe hơn đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

    • Thiếu hụt nguồn cung năng lượng có thể kéo dài do khó khăn với các nguồn điện trong nước; xung đột vũ trang kéo dài ở nhiều nước xuất khẩu dầu/khí đốt và nhu cầu chuyển dịch năng lượng

    • Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất cơ bản để kích cầu nội địa, gây rủi ro cho việc kiểm soát dòng tiền và lạm phát của Việt Nam

    • Đầu tư công còn nhiều rào cản liên quan đến pháp lý, gây khó khăn cho việc thực hiện các dự án trọng điểm

Kết luận: Nền kinh tế tiếp tục hồi phục nhưng tốc độ còn chậm và tồn tại nhiều thách thức. Chính sách tài khoá khó triển khai, tiếp tục đặt nặng áp lực lên chính sách tiền tệ. Rủi ro tỷ giá và lạm phát vẫn tiềm ẩn.

-> Động lực nào cho tăng trưởng kinh tế?


Chi tiết xem trong slides dưới đây:









28 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page