top of page
Ảnh của tác giảLê Quỳnh Trang

Tìm hiểu về lạm phát: Bối cảnh Mỹ 2021 (P3)

Đã cập nhật: 10 thg 11, 2022

Link phần 1 của bài viết : https://www.huudao.com/post/tim-hieu-ve-lam-phat

Link phần 2 của bài viết: https://www.huudao.com/post/tim-hieu-ve-lam-phat-p2


Lạm phát, trong khoảng thời gian gần đây đang là một trong những vấn đề nóng thu hút được sự quan tâm không chỉ của giới nghiên cứu kinh tế, chính sách mà còn của rất nhiều người dân và doanh nghiệp.


Số liệu thống kê đến tháng 1/2022, chỉ số giá tiêu dùng CPI của Mỹ trong 12 tháng tăng tới 7,5% - mức tăng cao nhất trong vòng 40 năm trở lại đây. Thậm chí khi đã loại bỏ ảnh hưởng của giá nguyên liệu và lương thực – các mặt hàng tăng nhanh nhất trong giỏ hàng hóa để tính CPI, thì CPI lõi của Mỹ cũng tăng đến xấp xỉ 5%.


Đánh giá nguyên nhân gây ra lạm phát của Mỹ cho thấy bốn nguyên nhân cơ bản của lạm phát là (i) do tăng cung tiền; (ii) do cầu kéo; (iii) do cung đẩy; và (iv) do kỳ vọng đều hiện hiện trong hiện trạng của nền kinh tế Mỹ. Điều này khiến việc đối phó với lạm phát của chính quyền trở nên phức tạp hơn và đòi hỏi nhiều biện pháp đồng bộ.


Trước hết, để ổn định tâm lý của người dân và toàn xã hội, Tổng thống Biden trong các phát biểu của mình về vấn đề lạm phát đều luôn bày tỏ thái độ lạc quan[1], khẳng định chính phủ sẽ áp dụng tất cả các biện pháp có thể để kiểm soát lạm phát cũng như tin tưởng vào hiệu lực và hiệu quả của các biện pháp mà chính phủ đang và sẽ nỗ lực thực hiện[2]. Phản ứng này của Tổng thống cùng với quan điểm ưu tiên kiểm soát lạm phát của chủ tịch Fed Powell khi nhận chức vào cuối năm 2021[3] phần nào có thể trấn an được những lo lắng của dư luận, tất nhiên, kết quả này chỉ duy trì được tối ưu khi người dân nhìn thấy những số liệu báo cáo tích cực về lạm phát trong các kỳ báo cáo tiếp theo.


Cùng với đó, để giải quyết nguyên nhân tăng giá do cung đẩy – mà theo đánh giá của Tổng thống Biden là nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát tại Mỹ thời gian vừa qua – Tổng thống Biden đã nỗ lực thực hiện hàng loạt các biện pháp chính sách, từ việc đảm bảo hai cảng Long Beach và Los Angeles hoạt động 24/7 để tăng tốc độ bốc dỡ hàng hóa; ký thông qua ngân sách cho phát triển hạ tầng giao thông và mở rộng công suất các cảng biển; mở kho dự trữ dầu quốc gia để bình ổn giá dầu trong nước; v.v. đến làm việc với các tập đoàn bán lẻ lớn trong nước để đề nghị phối hợp kiểm soát giá cả hàng hóa, và một số các biện pháp mang tính hành chính khác như trợ giá một số mặt hàng thực phẩm, nới lỏng chính sách nhập cư, xem xét giảm thuế nhập khẩu, v.v.


Tuy nhiên, hiệu quả của những giải pháp nêu trên nhằm tháo gỡ tình trạng thiếu hàng hóa khiến giá cả tăng rất khó đạt được hiệu quả ngay lập tức để kiềm chế lạm phát khi nhu cầu của ngừoi dân vẫn tăng cao hay thiếu đi những chính sách tiền tệ phù hợp từ phía Fed. Mặc dù từ tháng 11/2021, Fed công bố sẽ giảm 15 tỷ USD (trong tổng số 120 tỷ USD) bơm vào nền kinh tế mỗi tháng, nhưng những động thái này vẫn là khá khiêm tốn mặc dù giới chuyên gia nhận định rằng, khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn đang ở mức cao như hiện nay, thì Fed cũng sẽ gặp nhiều khó khăn để quyết định đưa ra những biện pháp mạnh tay hơn.


Cuối cùng, giải pháp được xem là vừa kiểm soát được sự gia tăng đột biến về nhu cầu tiêu dùng của người dân vừa kiểm soát hiệu quả lạm phát đó là kiểm soát được dịch bệnh, đưa cuộc sống trở về trạng thái bình thường. Khi đó, người dân Mỹ vừa có thể cân bằng thời gian làm việc và hưởng thụ cuộc sống cũng như có thể chuyển bớt một phần chi tiêu của mình sang các hoạt động dịch vụ, du lịch và trải nghiệm, kéo theo giảm bớt gánh nặng trong cầu hàng hóa của nền kinh tế.


Xem nội dung chi tiết tại slide dưới đây./.



[1] https://www.vox.com/platform/amp/2021/12/11/22829221/inflation-rate-cpi-supply-chain-biden-transitory [2] https://edition.cnn.com/2021/11/10/economy/consumer-price-inflation-october/index.html [3] https://amp.cnn.com/cnn/2021/11/12/politics/joe-biden-inflation-explainer/index.html

42 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comentarios


bottom of page